Chuyển đến nội dung chính

Sai lầm khi sử dụng bếp từ, khi coi thường những lỗi này

Mua được bếp, sử dụng bếp nhưng lại còn phải biết cách giữ gìn bếp để có thể đảm bảo được chất lượng và kéo dài tuổi thọ của bếp, nhưng không phải ai cũng biết điều này. Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng chỉ cần bỏ tiền ra mua bếp, dùng sao thì dùng, cứ bếp đắt tiền là dùng tốt và bền. Đây chính là điểm sai lầm đầu tiên của nhiều khách hàng, từ sai lầm đánh giá khách quan này sẽ dẫn đến vô vàn những sai lầm phía sau mà không thể đoán trước được. Từ đó một chiếc bếp từ trở nên kém an toàn, kém chất lượng và nhanh hỏng hóc ra đời. Vậy sai lầm nào người tiêu dùng mắc phải nhiều nhất? Cùng beptuchefs.net điểm ra một vài sai lầm nghĩ là không có gì nhưng lại cực kỳ nghiêm trọng và cần được cải thiện ngay nhé.

1. Dùng nồi nào cũng được

Không phải tự nhiên sinh ra bếp từ hay bếp hồng ngoại mà không phải là bếp thường, và nguyên lý hoạt động của mỗi bếp lại khác nhau. Bếp từ - từ sinh nhiệt, phải sử dụng vật liệu nhiễm từ đặt trên mặt bếp làm vật truyền và dẫn nhiệt làm chín thức ăn, hay nói cách khác là nồi có đáy bắt nam châm. Nếu đặt một chiếc nồi thông thường lên mặt bếp từ bếp sẽ không nhận, tuỳ vào từng dòng bếp sẽ đưa ra các cảnh báo khác nhau ví dụ như kêu "tít, tít" ngắt quãng không ngừng, hoặc báo E1. Khi gặp phải lỗi này cần phải tìm một vật dụng có đáy nhiễm từ đặt lên hoặc tắt bếp để đảm bảo bếp không có gì xảy ra. Không phải cứ dùng nồi nào bếp cũng nhận và đặt vào đâu bếp cũng nhận, bạn chỉ đặt vào trong vùng nấu của bếp thì bếp mới nhận diện và làm nóng phần tiếp xúc giữa đáy nồi và mặt bếp.

2. Đổ nước lên mặt bếp khi bếp còn nóng để giảm nhiệt

Sai lầm khi sử dụng bếp từ, khi coi thường những lỗi này
Không chỉ một mà rất nhiều khách hàng đã dùng cách này để giảm nhiệt cho mặt kính, thay vì đợi 5 - 10" cho bếp nguội thì đổ trực tiếp nước lên mặt để bếp nhanh nguội. Sai lầm này có thể khiến bếp cảm ứng không được nhạy hoặc báo các lỗi khác hiển thị trực tiếp trên mặt bếp. Khi bếp bị báo nóng quá, việc đơn giản chỉ cần tắt bếp để bếp tự nguội, nếu nhà bạn nóng quá thì có thể mở cánh tủ bên dưới bếp để quạt gió đẩy khí vào làm nguội động cơ bên trong bếp, tuyệt đối không được đổ nước vào. Đó chính là lý do vì sao bếp cần được để ở một nơi thông thoáng, khoang tủ bên dưới không được chất chồng đống đồ như các ngăn khác.

3. Không cần vệ sinh bếp hằng ngày, chỉ cần 1 tuần 1 lần

Sai lầm khi sử dụng bếp từ, khi coi thường những lỗi này
Vệ sinh bếp là một trong những vấn đề chính gây ra hỏng bếp nhưng nhiều người lại xem thường điều này, thường xuyên sử dụng nhưng không vệ sinh bếp, có người thì 1 tuần hoặc 1 tháng vệ sinh một lần khi thấy bếp đã quá bẩn, nhiều dầu mỡ bám vào. Điều này khiến bếp các vết dầu mỡ bám bẩn vào rất khó vệ sinh, thành chỗ trú ẩn cho các loài côn trùng, dễ sinh bệnh tật, thiếu an toàn cho người thân trong gia đình. Chính vì vậy sau khi sử dụng bếp, cuối ngày khi đã không còn dùng thì nên lau chùi, vệ sinh bếp. Những vết bẩn khó tẩy rửa trên mặt bếp cần dùng các chất tẩy riêng biệt để tẩy, tránh việc cạy khiến mặt kính có thể bị vỡ.

4. Bếp báo lỗi không báo ngay với kỹ thuật viên mà tự ý sửa

Sai lầm khi sử dụng bếp từ, khi coi thường những lỗi này
Đây là sai lầm cực kỳ nghiêm trọng của các gia đình. Bởi thông thường khi bếp mắc lỗi cảnh báo trên mặt bếp, người tiêu dùng có xu hướng tắt bếp rồi tự đọc hướng dẫn, tự sửa chữa, nếu không sửa được thì mới gọi tới bộ phận kỹ thuật để được hỗ trợ. Việc tự ý sửa chữa bếp có thể bị TỪ CHỐI BẢO HÀNH do khách hàng động vào các linh kiện, mạch dẫn tới hỏng hóc nên hãng có quyền từ chối giải quyết cho trường hợp này. Chính vì vậy nên nếu bếp báo lỗi phải báo ngay với kỹ thuật viên, không được tự ý tháo ra kiểm tra để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra đối với chiếc bếp nhà bạn.
Trên đây là các lỗi cơ bản mà người tiêu dùng thường xuyên mắc phải, và chắc chắn ai cũng đã từng mắc phải 1 trong những sai lầm này. Mong rằng qua bài viết này mọi người có thể rút ra được kinh nghiệm trong các tình huống bếp báo lỗi, hỏng hóc, không được tuỳ tiện tháo rời các linh kiện của bếp để kiểm tra mà phải nhấc máy gọi cho bên thợ kỹ thuật tiếp nhận để nắm bắt tình hình và xử lý tốt. Đừng quên cập nhật tin tức mỗi ngày trên beptuchefs.net để không bỏ lỡ nhé.
Mọi người có thể tham khảo hoặc liên hệ trực tiếp mua hàng tại:
Showroom Ủy Quyền Chefs
Địa chỉ: 39 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0904.341.563
Zalo: 0904.619.128
CSKH: 0243.997.2828
Những điều cần quan tâm trước khi mua bếp từ Chefs EH DIH321
Bếp từ Chefs EH DIH866N vượt xa đời 866 thường trước đó

NGUỒN: https://beptuchefshn.blogspot.com/2019/07/sai-lam-khi-su-dung-bep-tu-khi-coi.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thời gian bảo hành được tính thế nào?

  Thời gian bảo hành được tính thế nào? Dù bảo hành bằng tem điện tử hay phiếu thì nhiều người vẫn có thắc mắc về việc thời gian bảo hành được tính thế nào cho chuẩn. Vậy thời gian bảo hành được tính từ ngày mua hàng hay ngày sử dụng và làm sao để theo dõi? Hãy cùng beptuchefs.net tìm hiểu nhé! Hiện nay, các hình thức bảo hành bằng tem điện tử và phiếu (viết) vẫn là hình thức phổ biến nhất. Bảo hành bằng tem điện tử tức là người dùng sẽ quét mã (QR) hoặc soạn tin nhắn theo hướng dẫn trên tem bảo hành được dán trên các sản phẩm, sau đó hệ thống sẽ ghi nhận và trả về tin nhắn báo kích hoạt thành công. Cách khác là kích hoạt trên hệ thống chính hãng - nhập mã trên tem cào lên hệ thống của hãng. Bảo hành bằng phiếu tức là sẽ có thông tin phiếu đi kèm sản phẩm, người bán sẽ ghi thông tin sản phẩm cũng như thông tin người dùng trên phiếu và thời hạn bảo hành, đây là cách truyền thống nhất. Trước đây phải giữ phiếu mới được tính bảo hành, nhưng hiện tại linh hoạt hơn rất nhiều, người mua ...

Thời tiết trở lạnh, cảm ứng bếp lúc nhận lúc không, nguyên nhân là gì?

  Thời tiết trở lạnh, cảm ứng bếp lúc nhận lúc không, nguyên nhân là gì? Gần đây, thời tiết ở một số nơi trở lạnh khiến bếp từ có hiện tượng đơ cảm ứng hoặc không nhận, việc này khiến người dùng cảm thấy khó chịu, nhất là các cụ lớn tuổi khi mà thao tác vốn đã chậm hơn, không thao tác nhanh khiến bếp bị ngắt khi chưa kịp điều chỉnh. Vậy nguyên nhân là do đâu và khắc phục thế nào? Khi thời tiết trở lạnh, những trường hợp gặp phải liên quan tới cảm ứng và một vãi lỗi khác sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Trước tiên, về phần cảm ứng thì đây không phải lỗi, cũng không phải do người dùng sử dụng sai cách mà bởi do cảm ứng sử dụng dựa trên nhiệt độ (cảm biến nhiệt) nên khi trời lạnh, nhiệt độ trên ngón tay giảm và đôi khi là "lạnh quá" khiến những phím cảm ứng không "cảm nhận" được. Đối với trường hợp này, chỉ cần làm ấm tay và di mạnh hơn so với bình thường là có thể điều khiển được, không phải lỗi. Còn đối với một số lỗi khác thường thấy khi xuất hiện trên bàn phím chủ yếu l...

Tự ý mở bếp ra thay thế, liệu có được bảo hành không?

Tự ý mở bếp ra thay thế, liệu có được bảo hành không? Chắc hẳn đây không phải vấn đề hiếm thấy trên các nhóm, diễn đàn chia sẻ thông tin đến từ những bà nội trợ, những ông chồng yêu thích xe cộ, bóng đá,................Lý do "tự ý mở bếp ra thay thế" trước khi liên hệ bảo hành là bởi "nhà xa người nhà làm đồ điện tử, tiện sửa chữa, không muốn chờ,...................." và rất nhiều lý do khác. Vậy liệu sau khi đã mở ra, đã thay thế thì còn được hưởng chế độ bảo hành hay không? Theo điều khoản bảo hành của các hãng trên thị trường hiện nay đều có ghi rõ "hàng nguyên vẹn tem mác - đối với những sản phẩm chưa qua sửa chữa", đối với những sản phẩm đã từng sửa chữa đều có lưu lại lịch sử bảo hành trước đó. Còn đối với trường hợp đã tự mở bếp, tự sửa chữa, thay thế thì đều sẽ bị từ chối bảo hành bởi hãng không biết liệu bạn đã tác động gì vào sản phẩm hay mở ra và thay thế những gì, khi không còn đảm bảo đúng sản phẩm chính hãng đã cung cấp như ban đầu. Việc kiểm...